CÁCH XỬ LÝ TẢO ĐỘC TRONG AO TÔM

  1. Nguyên Nhân

+ Thức ăn thừa, chất thải vật nuôi tích lũy lâu ngày dưới đáy ao nuôi.

+ Nền đáy dơ bẩn do bước đầu không cải tạo ao kỹ, tảo độc có sẵn trong ao.

+ Do thời tiết thay đổi thất thường: nắng nóng hoặc mưa kéo dài quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng lên, từ đó sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho tảo có hại trong ao phát triển.

+ Tảo hại cũng phát triển tốt trong điều kiện ao có nhiều hữu cơ, nhiễm bẩn môi trường ao nuôi.

  1. Tác hại

+ Làm cho tôm đầy bụng, khó tiêu, tăng nguy cơ bị bệnh đường ruột như phân lỏng, phân trắng, phân đứt khúc,… khi ăn phải tảo hại.

+ Vào ban đêm tảo quang hợp lượng oxi trong nước giảm mạnh, làm cho tôm thiếu oxy, lờ đờ hoặc thậm chí có thể gây chết.

+ Tảo phân hủy tạo ra các độc tố, khí độc hại trong ao nuôi như: NH3, NO2,…

+ Khi tảo xuất hiện với mật độ cao thường dẫn đến tôm nổi đầu về đêm và lúc sáng sớm do thiếu oxy trong nước và nước ao xuất hiện hiện tượng phát sáng khi quá dày và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tập tính sống của tôm.

3.Quy Trình Kết hợp sản phẩm xử lý hiệu quả và an toàn

– Giảm lượng thức ăn từ 10-15%.
– Nếu có điều kiện nên thay bớt lượng nước mặt ao (tảo nổi trên mặt và trôi dưới gió), sau đó xử lý theo phương án dưới đây:

* Cắt tảo:

Ngày 1:

– Trưa (12h): sử dụng SIÊU CẮT TẢO  theo hướng dẫn trên nhãn

– Tối (21h): sử dụng vi sinh BIO POND  liều lượng 1 kg/2000m3.

– Tối (23h): sử dụng 10-15kg vôi/1000-1500m3 c để hoà tan chất hữu cơ trong ao.

Ngày 2:

– Trưa (12h): sử dụng SIÊU CẮT TẢO  liều lượng theo hướng dẫn trên nhãn

– Tối (21h): sử dụng vi sinh BIO POND  liều lượng 1kg/2000m3.

– Tối (23h): sử dụng 10-15kg vôi/1000-1500m3 c để hoà tan chất hữu cơ trong ao.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *